“Bắc Bổ Đà, Nam Hương Tích”
Câu nói trên được lưu truyền trong dân gian qua nhiều thế kỷ, thể hiện vị trí & tầm vóc quan trọng, là một trong hai đạo tràng lớn nhất miền Bắc của chùa Bổ Đà.
Qua bao thăng trầm lịch sử, chùa Bổ Đà vẫn giữ nguyên nét u tịch, là “cánh cổng” đến với những giá trị xưa cũ quý giá. Nhất định ai cũng phải ghé thăm một lần.
1. Tọa độ chùa Bổ Đà
Chùa Bổ Đà nằm trên địa phận thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Chùa tọa lạc trên ngọn núi Phượng Hoàng (đỉnh cao nhất trong dãy Bổ Đà sơn).
Từ Hà Nội, bạn đi đến thành phố Bắc Ninh, sau đó đi qua cầu Đáp Cầu, rẽ trái đi theo đường đê tả Cầu tầm 3km là tới.
Các bạn có thể kết hợp tham quan làng nghề Thổ Hà và đến Bà Chúa Kho khi đến thăm chùa Bổ Đà vì các địa điểm này chỉ cách nhau từ 3-5 km, cung đường di chuyển rất thuận lợi.
2. Chùa Bổ Đà mang giá trị văn hóa và lịch sử to lớn
Chùa Bổ Đà được cho rằng được xây dựng từ thời Lý (khoảng thế kỷ XI) và được tu tạo lớn vào thời vua Lê Dụ Tông (1720-1729)
Chùa Bổ Đà là một trong những trung tâm phật giá lớn và quan trọng của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Đây là nơi các vị tổ sư thuyết pháp, giảng đạo cho các tăng ni. Hiện tại chùa vẫn còn lưu giữ Bộ ván kinh Phật khắc gỗ cổ nhất Việt Nam và hơn 2000 mộc bản khác được công nhận là bảo vật quốc gia có giá trị văn hóa, lịch sử to lớn.
Xem thêm: Du lịch Bắc Giang -15 địa điểm HOT nhất không thể bỏ lỡ
3. Nét kiến trúc độc đáo của chùa Bổ Đà
Chùa Bổ Đà được xây dựng với nét kiến trúc khác biệt hoàn toàn với các ngôi chùa miền Bắc khác. Chùa có 18 dãy nhà liên thông với nhau, bao quanh bởi hệ thống tường trình đất và rặng tre xanh tốt là điểm đặc trưng của lối kiến trúc “nội thông ngoại bế” độc đáo. Du khách đến tham quan chùa đều cảm nhận được không gian thanh tịnh, trầm lắng và bình yên.
Chùa Bổ Đà rất gần với Thổ Hà – một làng nghề làm gốm nổi tiếng thời xưa nên các vật liệu xây dựng chủ yếu là gạch nung, ngói, tiểu sành của làng nghề tạo nên vẻ trầm mặc, gần gũi với thôn quê Bắc Bộ.
Các mảng chạm khắc tinh xảo trên các cột, trụ với họa tiết hoa văn vân mây, vân xoắn, linh thú, tứ linh, tứ quý, hoa cúc… vẫn còn lưu giữ đến ngày nay. Chùa Bổ Đà giống như một bảo tàng kiến trúc đan xen giữa thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVIII) và thời Nguyễn (thế kỷ XIX) với những du khách yêu thích kiến trúc Việt cổ.
4. Quần thể di tích chùa Bổ Đà
Tứ Ân Tự
Chùa được đặt tên là Tứ Ân theo ý nghĩa lời răn dạy Phật tử phải biết báo đáp 4 ân lớn của đời người: ân trời đất, ân đất nước, ân sư và ân cha mẹ.
Các dãy nhà liên kết với nhau theo kiểu chữ Lục nên khi trời mưa cũng không cần lo lắng bị ướt khi di chuyển qua lại trong chùa.
Khuôn viên chùa lưu giữ rất nhiều bia đá, chuông đồng, hoành phi và 39 pho tượng gỗ từ thời Lê Trung Hưng là bảo vật mang giá trị lịch sử lần mỹ thuật to lớn.
Am Tam Đức
Cái tên Tam Đức đại đại diện cho ba đức tính: Đoạn đức, Ân đức và Trí đức. Am Tam Đức thờ tổ Như Thị là người có công lao tu bổ, mở mang chùa Bổ Đà.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Làng nghề mỳ chũ Thủ Dương (Bắc Giang)
Chùa Cao
Chùa Cao gắn với một sự tích về người tiêu phu hiền lành, chất phác lập một gian chùa nhỏ trên đỉnh núi Bổ Đà. Vì vậy chùa còn có tên gọi khác là chùa ông Bổ hoặc chùa Bổ Đà.
Ao Miếu
Nơi đây gắn liền với tích truyện về Thạch Linh Thần Tướng đánh tan quân giặc và hóa về trời ở đỉnh núi Phượng Hoàng (thuộc dãy Bổ Đà). Người dân nhớ ơn công lao của ngài mà lập đền thờ cúng.
Vườn Tháp
Vườn Tháp có ngôi tháp to nhỏ khác nhau, trong đó có 97 ngôi tháp cổ hàng trăm năm tuổi. Trong các bảo tháp lưu trữ tro cốt xá lỵ của 1214 tăng ni phật tử thiền phái Lâm Tế trên cả nước.
5. Lễ hội chùa Bổ Đà
Ngày 16 đến ngày 18 tháng 2 Âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ khai sơn lập chùa, người dân nơi đây tổ chức hội chùa Bổ Đà rất long trọng và đông vui. Điều đặc biệt tạo nên nét đẹp riêng của lễ hội chùa Bổ Đà là những làn điệu dân ca Quan họ thắm đượm tình người của các liền anh, liền chị đối đáp trao duyên.
Ngoài ngày hội chính vào dịp đầu năm, hội Bổ Đà còn diễn ra vào dịp 12 tháng 9, ngày hóa của Thạch linh thần tướng.
Chùa Bổ Đà tựa như rương báu cất giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử quý giá của dân tộc. Nếu bạn muốn tìm về nơi chốn nguồn cội của sự an yên, hãy cùng Thành Công Travel trở về miền Kinh Bắc, một ngày khám phá làng cổ Thổ Hà và chùa Bổ Đà với tour du lịch văn hóa “Tập làm người Quan họ”.